Thường vào mùa nồm, không khí ẩm ướt thường khiến cho quần áo khó khô, có mùi khó chịu. Bạn nên bảo quản quần áo thật cẩn thận vì sẽ rất dễ bị mốc, ảnh hưởng vẻ đẹp và chất lượng của vải. Cùng Local Link Việt Nam tham khảo các mẹo bên dưới để bảo quản quần áo hiệu quả nhé!
1 Mẹo bảo quản quần áo mùa nồm
Trước khi đi vào chi tiết thì Local Link Việt Nam sẽ điểm nhanh qua 6 mẹo giúp quần áo luôn thơm tho vào mùa nồm:
1. Không nên giặt và phơi quần áo vào ban đêm
2. Giặt quần áo với nước ấm
3. Sử dụng nước xả vải hoặc dùng nước xịt thơm đồ
4. Phơi ngược quần áo
5. Giữ khoảng cách khi phơi đồ
6. Sử dụng máy giặt cho chức năng sấy hoặc máy sấy
2 lưu ý khi giặt quần áo vào mùa nồm
Chọn thời điểm phù hợp để giặt đồ:
- Chọn thời điểm giặt đồ đúng: Tránh giặt quần áo vào buổi tối hoặc đêm, vì khi để quần áo ướt qua đêm có thể dẫn đến tình trạng ẩm mốc. Thay vào đó, bạn hãy giặt quần áo vào ban ngày hoặc vào buổi sáng sớm, vì buổi này thường ít mưa, quần áo sẽ nhanh khô hơn.
- Tránh giặt quần áo vào ngày mưa: Nếu giặt quần áo vào ngày mưa, việc phơi khô sẽ rất khó khăn và dễ dẫn đến tình trạng ẩm ướt, gây ra mùi hôi và mốc. Nếu cần thiết, hãy giặt quần áo bằng tay và phơi khô trong nhà.
Máy giặt Panasonic Inverter 10.5 Kg NA-V105FC1LV tích hợp tính năng chức năng diệt khuẩn bằng tia UV Blue Ag+
Khối lượng cần thiết trong một lần giặt:
- Không cho quá nhiều quần áo vào máy giặt: Điều này có thể gây ra tình trạng quần áo không được giặt sạch hoặc tình trạng quần áo bị vắt lệch và vướng vào nhau.
- Ưu tiên giặt quần áo từ nhẹ đến nặng: vì quần áo nặng có thể bị xoắn khi được giặt cùng với quần áo nhẹ, khiến quần áo nhẹ khó sạch hơn và dễ bị hỏng chất liệu hơn.
Không cho quá nhiều quần áo vào máy giặt để không gây ra tình trạng quần áo không được giặt sạch
Lưu ý: Để tránh tình trạng quần áo có mùi ẩm mốc khi trời nồm ẩm, cần ngâm quần áo trong nước xả từ 10 – 15 phút trước khi giặt, bất kể là giặt tay hay giặt máy. Việc này giúp quần áo giữ được mùi thơm khi phơi khô.
3 lưu ý khi phơi đồ vào mùa nồm
Khi trời nắng:
- Khi thời tiết có nắng gió, hãy tranh thủ mang quần áo ra phơi, để quần áo sẽ nhanh khô và thơm hơn. Tuy nhiên, cần nhớ trải quần áo đều và rộng để khô nhanh hơn.
- Khi phơi nên treo quần áo vào mắc hoặc dùng kẹp để giúp quần áo nhanh khô và phẳng phiu.
Khi trời mưa:
- Bạn có thể chọn một nơi phơi đồ phù hợp trong nhà. Lưu ý không phơi quần áo trong nhà bếp vì quần áo dễ bị nhiễm mùi thức ăn. Không phơi trong nhà tắm, vì quần áo khó khô, thậm chí còn bị ẩm ướt hơn và có mùi hôi.
Khi thời tiết có nắng gió, hãy tranh thủ mang quần áo ra phơi
Lưu ý: Để quần áo khô nhanh hơn và tránh tình trạng ẩm mốc do độ ẩm cao trong không khí vào ban đêm, nên tránh phơi quần áo vào thời điểm này. Nếu không, quần áo có thể khô chậm và bị ẩm ướt, dẫn đến mùi khó chịu và hư hỏng.
Sấy khi cần thiết
Trong trường hợp, nếu không có đủ không gian phơi hoặc thời tiết xấu kéo dài, máy sấy là một giải pháp để giúp quần áo khô nhanh hơn. Tuy nhiên, máy sấy chỉ giúp làm khô quần áo, không giúp làm sạch hơn hay có mùi thơm hơn. Do đó, nên ủi quần áo trước khi mặc để loại bỏ vi khuẩn, nấm mốc. Đồng thời giúp quần áo trông đẹp hơn và thẳng hơn.
Máy sấy Whirlpool 3LWED4815FW0 sử dụng công nghệ sấy thông hơi
Bảo quản quần áo, đặt biệt là đồ lót đúng cách vào mùa nồm
Sau khi giặt xong, hãy để quần áo và đồ lót khô hoàn toàn trước khi bỏ vào tủ quần áo. Bỏ túi hạt chống ẩm vào tủ quần áo và trong hộp đựng đồ lót để giảm độ ẩm và ngăn ngừa nấm mốc.
Bạn có thể bảo quản đồ lót cẩn thận trong mùa nồm bằng cách giặt riêng từng chiếc, ngâm nước thơm và phơi riêng lẻ mỗi chiếc. Bật mí bạn nên dùng nước ấm giặt đồ lót, để đồ nhanh khô hơn. Sau đó, đợi đồ khô hẳn và bảo quản ở ngăn tủ riêng.
Dùng túi chống ẩm để vào ngăn tủ quần áo để tránh tình trạng ẩm mốc
2 Mẹo bảo quản giày dép mùa nồm
Với giày bị thấm nước
– Trước hết là phải rút miếng lót giày ra và hong khô trong nhà.
– Dùng vải ướt lau hết bùn đất, sau đó dùng vải khô lau lại một lượt. Độn đầy giấy báo xé nhỏ vào giày, làm như vậy vừa để giấy báo hút nước, vừa để giữ cho đôi giày không bị biến dạng và thay giấy khoảng 2-3 lần (trong 1-2 ngày).
– Tuyệt đối không nên mang ra ngoài phơi nắng vì như thế da giày sẽ bị co cứng, gây chật, da bị gãy hoặc rách.
Dùng vải ướt để lau đi bùn đất, sau đó lau lại với vải khô
Với giày dép da
– Đối với loại giày dép này, nên hạn chế đi mưa, ngâm nước vì giày sẽ mau bong hở keo hơn. Không để giày da tiếp xúc với xăng, dầu, axit hoặc kiềm vì chúng sẽ làm cho da bị ố, thậm chí gây mục nát chỗ da tiếp xúc, mất thẩm mỹ của giày.
Nếu là giày da thì bạn nên hạn chế đi mưa, vì rất dễ bị mục nát giày
Với giày da lộn
– Dùng khăn ướt mềm lau giày cho sạch vết bẩn và để khô tự nhiên, đặc biệt không sử dụng xi đánh giày.
Dùng khăn giấy mềm để làm sạch vết bẩn giày da lộn
Với giày sử dụng hằng ngày
– Mỗi tuần nên lau sạch và đánh xi từ 1-2 lần.
– Nếu giày ít khi mang thì trước khi sử dụng cũng nên đánh xi. Với những đôi giày cần cất kỹ chờ dịp nào đó mới sử dụng, nên đánh xi hoặc sáp đánh bóng cho thật sạch, cho giấy độn vào để giày không bị biến dạng, rồi đặt chúng trong các bọc nilon cho lên kệ cất.
Bạn nên đánh xi giày để trông giày luôn bóng mới
3 Cách xử lý quần áo có mùi hôi vì vào mùa nồm
Dùng một ít rượu vodka, để đánh bật mùi hôi trên quần áo một cách dễ dàng.
Các bước thực hiện
- Bước 1: Đổ một ít rượu vodka vào bình xịt, pha loãng rượu với nước theo tỷ lệ 1:1 nếu mùi hôi trên quần áo không quá nặng.
- Bước 2: Xịt đều lên bề mặt của quần áo, rượu sẽ đánh bay hết mùi hôi, đồng thời không lưu lại mùi rượu nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm.
- Bước 3: Treo quần áo lên móc rồi phơi ở nơi khô thoáng.
Pha loãng rượu với nước để đánh bay mùi hôi quần áo dễ dàng
Hy vọng với các mẹo hữu ích trong việc bảo quản quần áo vào mùa nồm trong bài viết trên sẽ giúp bạn áp dụng để có những bộ đồ sạch sẽ và thơm tho cho bản thân và người thân nhé!